Lịch sử Công tước xứ Cornwall

Theo truyền thuyết, Gorlois, Công tước xứ Cornwall dưới triều đại Vua Uther Pendragon, đã nổi loạn chống lại triều đình sau khi vua cướp vợ của Gorlois Igraine. Uther đã giết Gorlois và đoạt lại Igraine: kết quả sự tái hợp này là Vua Arthur tương lai.

Tước Công tước xứ Cornwall luôn thuộc về con trai trưởng của Đức Vua. Cornwall là tước công tước đầu tiên được trao trong Vương quốc xứ Anh, vì mặc dù Công tước các xứ Normandy (Vua xứ Anh), Brittany (Bá tước xứ Richmond) và Aquitaine (Công tước xứ Lancaster) có đất đai và thaiis ấp thực sự nằm bên trong nước Anh, nhưng lại dựa trên Pháp. Tước này được ban đầu tiên cho Edward, Hoàng tử đen, con trai trưởng của Edward III năm 1337. Sau khi Edward chết trước Đức Vua, tước công tước này được ban lại cho con trai ông, Richard II tương lai. Theo hiến chương năm 1421, tước này sẽ truyền cho con trai trưởng và người nối dõi của ông ta.

Nếu con trai trưởng của Đức Vua chết, con trai trưởng của ông ta sẽ không thừa kế tước Công tước. Tuy nhiên, nếu con trai trưởng chết đi mà không có con, người em kế của ông ta sẽ giữ tước này. Quy luật của nguyên tắc này là chỉ có con trai của Đức Vua—chứ không được là cháu trai, thậm chí nếu người đó là Hoàng thái tử—mới được là Công tước xứ Cornwall; tương tự, phụ nữ không được làm Công tước xứ Cornwall, thậm chí nếu bà ta là Người thừa kế trên danh nghĩa. Một người có thể là Hoàng thân xứ Wales và Hoàng thái tử mà không phải là Công tước xứ Cornwall. Ví dụ, thái tử của Vua George II, George III tương lai, là Hoàng thân xứ Wales, nhưng không phải là Công tước xứ Cornwall (vì ông ta là cháu nội của Đức Vua, không phải con trai Đức Vua). Khi Đức Vua không có con trai thì đất đai thuộc Đất Công tước xứ Cornwall sẽ chuyển thành thuộc về Đức Vua cho đến khi một Công tước khác được sinh ra (ví dụ từ năm 1547 đến 1603) (xem thêm phía dưới).

Năm 1856-1857 đã có trường hợp phân xử giữa Đất Đức Vua với Đất Công tước xứ Cornwall trong đó các Viên chức của Đất công tước đã thắng với yêu cầu Đất công tước phải được hưởng nhiều quyền lợi và đặc quyền của một Hạt và rằng mặc dù Công tước không được ban Quyền hạn Hoàng gia, vẫn được xem là một đức vua trong lãnh đại Công tước xứ Cornwall. Sự phân xử này, do Đức Vua ban hành, dựa trên tranh luận và tài liệu hợp pháp, đã dẫn tới việc hình thành Đạo luật Thủy lôi Cornwall năm 1858.

Vào năm 1969-71 Ủy ban Hoàng gia về Hiến pháp đã đề nghị các nguồn chính thức phải gọi Cornwall chính xác là Đất Công tước chứ không chỉ là một hạt. Đây là sự thừa nhận vị thế hiến pháp đặc biệt của nó.